CẤU TẠO VÀ CẤP BỀN CỦA BU LÔNG ĐAI ỐC
Cập nhật: 19/7/2022 | 9:44:29 AM
Mối ghép bằng bu lông – đai ốc có thể nói là mối ghép được dùng phổ biến nhất hiện nay.
CẤU TẠO VÀ CẤP BỀN CỦA BU LÔNG ĐAI ỐC
Mối ghép bằng bu lông – đai ốc có thể nói là mối ghép được dùng phổ biến nhất hiện nay. Chúng ta có thể gặp mối ghép này ở khắp mọi nơi, từ các thiết bị công nghiệp, đến các công trình xây dựng và cả trong các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày. Nói riêng trong các ngành công nghiệp và xây dựng, vì được sử dụng rộng rãi với nhiều mục đích khác nhau như vậy nên các loại bu lông – đai ốc (êcu hoặc con tán) cũng được chế tạo với tính năng phù hợp với mục đích sử dụng. Phổ biến nhất hiện nay là bu lông thép và bu lông inox, người ta hay nói đến cấp bền của bu lông, vậy cấp bền của bu lông là gì? Cấp bền của bu lông có ý nghĩa gì? Bài viết dưới đây giải thích rõ về những ý nghĩa xung quanh cấp bền của bu lông .
Trước tiên phải nói rằng, cấp bền của bu lông là định nghĩa cho khả năng chịu kéo và cắt của bu lông.
Trong các bộ tiêu chuẩn thì dựa vào độ bền này mà người ta chia bu lông, đai ốc thành các cấp khác nhau. Tương ứng với 2 loại ren là ren Anh và ren hệ mét, ta cũng có 2 cách phân cấp. Trong tiếng Anh, đối với ren Anh, người ta dùng từ “grade”, còn đối với ren hệ mét, người ta dùng từ “class” để chỉ cấp.
Ký hiệu cấp bền trên bu lông hệ mét, là loại được dùng phổ biến tại Việt Nam.
Cấp bền của bu lông được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của con bu-lông: xx.x
Tương tự hầu hết các cách ký hiệu khác trong hệ mét là mỗi con số đều mang một giá trị trực tiếp nào đó. Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của chiếc bu lông (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bèn kéo tối thiểu, biểu thị dưới dạng %: δch/δb
Ví dụ, một chiếc bu lông có ký hiệu 8.8 thì độ bền kéo tối thiểu của nó là 80 kgf/mm2 = 800N/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu của nó thì bằng 80%*80=64 kgf/mm2.= 640N/mm2.
Trên thế giới, bu lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây gọi là các bu lông cường độ cao. Nếu việc đánh dấu trên đầu con bu lông không thể thực hiện, người ta còn dùng một cách khác là đánh các ký hiệu đặc biệt. Có một điều chú ý là bu lông hệ mét thường chỉ được đánh dấu cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên.
Bu lông hệ inch được phân cấp theo nhiều tiêu chuẩn. Ở đây trình bày cách phân cấp theo tiêu chuẩn SAE J429)
Khác với bu lông hệ mét, bu lông hệ inch không được đánh dấu bằng các ký tự số mà bằng các vạch thẳng trên đầu bu lông. Số vạch sẽ cho ta biết con bu lông thuộc cấp nào với độ bền kéo và giới hạn chảy tương ứng.
Bu lông hệ inch có tất cả 17 cấp, nhưng thực tế sử dụng thường chỉ gặp 3 cấp phổ biến là 2, 5 và 8. Các cấp khác có thể gặp trong các ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như ngành hàng không.
Quý khách có thắc mắc gì về cấp bền của bu lông vui lòng liên hệ về Công ty TNHHH thương mại phát triển dịch vụ và xuất nhập khẩu Đại Nam để có thể nhận được tư vấn trực tiếp và dễ hiểu.
- Tin Tức Nổi Bật
THONG BAO NGHI LE 2-9-2022
31/8/2022
Tuyển nhân viên kinh doanh
19/7/2022
Kinh doanh hàng kim khí
19/7/2022